Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các làng cổ ở Đường Lâm

Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các làng cổ ở Đường Lâm
Bảo tồn cảnh quan ngõ
Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây gồm 9 thôn: Mông Phụ, Đông Sàng, Đoài Giáp, Cam Thịnh, Cam Lâm, Phụ Khang, Hà Tân, Hưng Thịnh và Văn Miếu. Trong đó có 5 thôn có hệ thống nhà cổ, công trình đền chùa, di tích phong phú, bao gồm các thôn Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm. Đây là các làng cổ trước đây thuộc cổ ấp Đường Lâm với lịch sử hàng ngàn năm. Các làng cổ Đường Lâm nổi tiếng là quê hương của 2 vua Ngô Quyền và Phùng Hưng, có 19 công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử  và hàng trăm ngôi nhà cổ, đền, phủ, miếu, giếng cổ. Làng cổ ở Đường Lâm cũng được biết đến là “ làng Việt cổ đá ong” với vật liệu đá ong xây dựng làng xóm tạo nên cảnh quan rất đặc trưng, tiêu biểu cho làng truyền thống vùng đồng bằng sông Hồng.
Với những giá trị như vậy, năm 2005 Bộ Văn hóa Thông tin đã có quyết định công nhận làng cổ ở Đường Lâm là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 77/2005/QĐ-BVHTT ngày 28/11/2005. Đây là làng cổ đầu tiên ở nước ta được công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Trong bối cảnh quá trình đô thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, sự phát triển cũng đi đôi với nguy cơ mất mát các giá trị văn hóa truyền thống, nhiều làng xã có giá trị văn hóa lâu đời đã bị mai một và quá trình này càng ngày càng phổ biến, lan rộng. Chính vì vậy việc công nhận Làng cổ ở Đường Lâm là di tích lịch sử văn hóa có một ý nghĩa hết sức to lớn, tạo cơ sở pháp lý cho việc bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, văn hóa làng Việt nói chung và vùng Đường Lâm nói riêng.
Làng cổ ở Đường Lâm hiện nay tuy đã được công nhận là di tích lịch sử văn hoá nhưng cũng đang đối mặt với nhiều nguy cơ do sự phát triển thiếu kiểm soát, do sự tác động của quá trình đô thị hoá và sức ép của các hoạt động du lịch. Một số không gian, cảnh quan và công trình của làng cổ đã bị biến dạng không còn giữ được các giá trị ban đầu.
Để bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích, phải thực hiện công tác quy hoạch, lập kế hoạch gìn giữ, bảo tồn tôn tạo các giá trị di tích, kiểm soát các quá trình phát triển, khơi dậy các giá trị truyền thống lịch sử đồng thời cũng có các kế hoạch nhằm phát huy các giá trị của di tích, khai thác du lịch, phù hợp với định hướng phát triển chung của địa phương.
 Vì vậy viêc lập “Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Làng cổ ở Đường Lâm là rất cấp thiết.


Nguyễn Văn Tuyên

Share on Google Plus

About arcontek

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment