Hội thảo công nghệ bấc thấm ngang: Kinh nghiệm của Nhật Bản


Hoi thao cong nghe

Tóm tắt tiểu sử của các diễn giả trình bày trước hội thảo
GS. Masaki Kitazume tốt nghiệp Viện Công nghệ Tokyo vào năm 1979 và được nhận bằng Thạc sĩ Kỹ thuật của Viện Công nghệ Tokyo vào năm 1981. Kể từ đó, ông đã làm việc tại Viện Nghiên cứu Cảng và Hải cảng, Bộ Giao thông vận tải trong 30 năm, nơi ông được giao nhiệm vụ là người phụ trách phòng thí nghiệm về sự ổn định của đất nhằm hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án xây dựng và thiết lập mã thiết kế kỹ thuật cải thiện đất. Năm 1994, ông đã hoàn thành luận án Tiến sĩ kỹ thuật về tính ổn định của Deep Mixing làm cải thiện đất tại Viện Công nghệ Tokyo. Năm 2011, ông được mời làm giáo sư tại Khoa Kỹ thuật dân dụng và Môi trường, Viện Công nghệ Tokyo. Ông đã tham gia vào nhiều dự án cải tạo đất và cải thiện đất ở Nhật Bản và trong các dự án ở nước ngoài bao gồm cả việc xem xét lại việc thiết kế trên bản thiết kế chi tiết của sự cải thiện đất trong dự án xây dựng Cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải. Ông đã được mời như là một thành viên của CEN / TC 288 - Nhóm công tác 11 – Vertical Drainage (dọc thoát nước) vào năm 2002 - 2008. Ông đã viết nhiều bài báo, chủ yếu là các vấn đề địa kỹ thuật về sự ổn định của đất, cải thiện đất và thử nghiệm mô hình máy ly tâm. Ông cũng đã xuất bản được ba cuốn sách từ nhà xuất bản Balkema và Taylor & Francis, phương pháp Deep Mixing và phương pháp Sand Compaction Pile. Ông đã được nhận giải thưởng Phát triển Địa Kỹ Thuật từ Hội Cơ học đất và Nền móng của Nhật Bản vào năm 1992, giải thưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trao tặng vào năm 2000 và giải thưởng Continuing International Contribution do Hiệp hội Kỹ sư Xây dựng Nhật Bản trao tặng vào năm 2006.
TS. Seah Tian Ho – Chuyên gia địa kỹ thuật cấp cao, Công ty TNHH Alfa Geotech và thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Châu Á. TS. Seah Tian Ho đã tốt nghiệp đai học ngành Xây dựng với bằng danh dự hạng nhất vào năm 1985 tại King College Đại học London, Anh và hoàn thành bậc Tiến sĩ Khoa học trong lĩnh vực Địa kỹ thuật vào năm 1990 tại Viện Công nghệ Massachusetts, Hoa Kỳ. Kể từ đó, với vai trò là Kỹ sư địa kỹ thuật, ông đã tham gia nhiều dự án như "Cải thiện bấc thấm ngang của sân bay quốc tế Bangkok thứ hai tại Bangkok", đối với Đường vành đai Outer Bangkok Ring Road ông có trách nhiệm thiết kế, giám sát, điều tra địa kỹ thuật và quản lý dự án ở Thái Lan và các nước khác chủ yếu ở Đông Nam Á. Theo kinh nghiệm gần đây của ông tại Việt Nam, ông chịu trách nhiệm thiết kế cải thiện nền và giám sát thi công cải thiện mặt bằng cho dự án " Đường cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành" và đánh giá lại cải thiện đất cho dự án "Đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng gói thầu EX -7" và thiết kế cho" Tân Sơn Nhất - Bình Lợi – Dự án đường vành đai” tại Việt Nam. Ông cũng đã viết nhiều bài báo, thời gian gần đây, năm 2007, ông đã xuất bản cuốn sách "Simulation of Pressure meter Shearing Mode by True Triaxial Apparatus (Seah, T.H và Shrestha, D.) trong Tạp chí Geotechnical Testing, Hiệp hội Kiểm nghiệm và Vật liệu Mỹ, Vol. 30 , số 2.
TS. Nguyễn Hoàng Giang – Giảng viên trường Đại học Xây dựng. TS. Nguyễn Hoàng Giang tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Xây dựng vào năm 2003 và ông đã hoàn thành chương trình thạc sỹ Xây dựng tại Đại học Công nghệ Toyohashi, Nhật Bản vào năm 2006, hoàn thành chương trình Tiến sĩ Xây dựng tại Đại học Saitama, Nhật Bản vào năm 2010. Hiện tại, ông là Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và là giảng viên Khoa Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp của Trường Đại học Xây dựng. Trong những công việc gần đây tại Việt Nam, ông đã tham gia vào một số dự án gia cố đất như: Nhà máy Điện Thái Bình, Nhà máy Điện Nghi Sơn 1. Đối với công việc tư vấn, Ông chịu trách nhiệm tư vấn thầu cho Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội vào năm 2013. Với vai trò là chuyên gia kiểm định, ông đã thực hiện các công việc liên quan đến kiểm tra nền đất, phân tích kết cấu, đánh giá thi công cọc của Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn 1, đánh giá việc thực hiện Bể chứa nước thải và khả năng chịu lực của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1. Ông đã viết nhiều bài báo về sự tương tác giữa lưới đất và điện kỹ thuật, sự ổn định mái dốc đất có cốt. Ông còn là chủ biên kỷ yếu của nhiều hội thảo quốc tế. Ông đã được nhận giải thưởng cho bài báo và trình bày tốt nhất tại Hội thảo Mùa hè Quốc tế lần thứ 10 của JSCE tại Tokyo, Nhật Bản năm 2008 và giải Poster tốt nhất tại hội thảo quốc tế “New Technology for Urban Safety of Mega Cities in Asia” từ ngày 10-12 tháng 10 năm 2012 tại Ulaanbaatar tại Mongolia. Ông còn là người đã sáng lập ra Trung tâm Xúc tiến Giao lưu Kỹ sư Việt Nam - Nhật Bản (CJV) với cương vị là giám đốc. Ngoài ra, ông còn là người sáng lập ra Chi Hội Gia cố nền Việt Nam (VCIGS) với cương vị là Chủ tịch.
 - Ngày 12/6/2014, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Công nghệ SB Drain (Bấc thấm ngang) với sự phát triển bền vững - Kinh nghiệm của Nhật Bản” do Trường Đại học Xây dựng (ĐHXD), Trung tâm Xúc tiến Giao lưu Kỹ sư Việt Nam – Nhật Bản (CJV) và Công ty TNHH Thai Miltec đồng tổ chức.
Mục đích của hội thảo là nhằm giới thiệu về công nghệ Bấc thấm ngang và sự thay đổi từ phương pháp truyền thống (Lớp cát thoát nước) phát triển sang phương pháp SB Drain (Bấc thấm ngang) cho PVD trong công nghệ xử lý nền đất yếu tại Nhật Bản. Hội thảo thu hút đông đảo hơn 100 khách tham dự đến từ các bộ, cơ quan, ban ngành, các công ty xây dựng và một số trường đại học của Việt Nam, đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, các chuyên gia đến từ Nhật Bản và Thái Lan, các thầy cô giáo và sinh viên của trường ĐHXD. Tại hội thảo, các chuyên gia đầu ngành đến từ Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam đã trình bày công nghệ tiên tiến và chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ này trong lĩnh vực xây dựng.
GS. Masaki Kitazume - Khoa Kỹ thuật dân dụng và Môi trường, Viện Công nghệ Tokyo đã trình bày trước hội thảo về nội dung “Tầm quan trọng của hệ thống thoát nước ngang trong phương pháp thoát nước thẳng đứng- Bấc thấm ngang SB Drain trong công nghệ xử lý nền đất yếu”. Theo GS. Masaki Kitazume, trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao như hiện nay, giải pháp hệ thống thoát nước ngang trong phương pháp thoát nước thẳng đứng- Bấc thấm ngang SB Drain là giải pháp hữu hiệu, mang lại sự phát triển bền vững cho một quốc gia. Đặc biệt, giải pháp này ứng dụng tốt tại Việt Nam.
TS. Seah Tian Ho - Chuyên gia địa kỹ thuật cấp cao, Công ty TNHH Alfa Geotech và thỉnh giảng tại Viện Công nghệ Châu Á đã trình bày về nội dung “Bấc thấm ngang SB Drain”. TS. Seah Tian Ho cho biết công nghệ Bấc thấm ngang là công nghệ vật liệu tiên tiến của Nhật Bản đã được ứng dụng thực tế nhiều năm qua. Đây là vật liệu có ưu điểm vượt trội như nhẹ, dễ vận chuyển, thi công đơn giản, kiểm soát dễ dàng, chi phí thấp và đặc biệt đây là vật liệu thân thiện môi trường.
TS. Nguyễn Hoàng Giang – Giảng viên trường Đại học Xây dựng đã trình bày trước hội thảo về TCVN 9355: 2013 (Gia cố nền đất yếu bằng bấc thấm – Thiết kế, thi công và nghiệm thu). TCVN 9355: 2013 được biên soạn trên cơ sở của 22 TCN 244-1998, 22 TCN 236-1997 và TCXD 245-2000.
Sau những bài trình bày của các GS.TS của Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam tại hội thảo, đã có rất nhiều ý kiến và câu hỏi đặt ra sau đó. Tại đây, cuộc trao đổi thảo luận giữa các chuyên gia của Nhật Bản, Thái Lan và Việt Nam đã diễn ra hết sức sôi nổi. Bầu không khí tại hội thảo rất sôi động và nhiệt huyết, đặc biệt là sự tương tác giữa các chuyên gia Nhật Bản, Thái Lan và các chuyên gia cao cấp của Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam.
Theo GS.TS. Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học đất và Địa kỹ thuật công trình Việt Nam “Đây là hội thảo rất thú vị! Đối với chúng tôi – những người đã có nhiều thâm niêm và kinh nghiệm trong lĩnh vực này đến dự hội thảo cũng tiếp thu được nhiều ý kiến hay, mở ra nhiều vấn đề liên quan. Còn đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm và các em sinh viên thì lại là cơ hội để tìm hiểu về công nghệ này, mở mang kiến thức và tích lũy cho mình những kinh nghiệm quý báu”.
Hội thảo đã kết thúc tốt đẹp và mặc dầu thời gian không dài nhưng nhìn chung, hội thảo đã phần nào mang lại lợi ích và kinh nghiệm cho các chuyên gia của Việt Nam cũng như mang lại cơ hội hiểu biết thêm về kinh nghiệm của lĩnh vực nêu trên của Nhật Bản.
Khánh Phương
Share on Google Plus

About arcontek

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment